Tổng hợp các phương pháp thực hành trải nghiệm dành cho trẻ

phuong-phap-thuc-hanh-trai-nghiem

Hiện nay, các phương pháp giảng dạy truyền thống đang dần được thay thế bởi những cách tiếp cận sáng tạo và hiệu quả hơn. Một trong những phương pháp nổi bật và được nhiều bậc phụ huynh ưa chuộng là phương pháp thực hành trải nghiệm. Đây là một cách tiếp cận không chỉ giúp người học nắm bắt kiến thức thực tế mà còn phát triển những kỹ năng mềm cần thiết cho cuộc sống. Hãy cùng GPA Camps tìm hiểu cụ thể hơn về các phương pháp này và lợi ích nó mang lại nhé! 

I. Phương pháp thực hành trải nghiệm là gì?

Phương pháp thực hành trải nghiệm là một phương pháp giáo dục mà người học thông qua việc tham gia vào các hoạt động thực tế và trải nghiệm để hiểu và áp dụng kiến thức. 

Thay vì học lý thuyết qua sách vở và giảng dạy trực tiếp như phương pháp học tập truyền thống, người học sẽ được tham gia vào các tình huống thực tế, dự án hoặc các hoạt động cụ thể để khám phá, thực nghiệm và giải quyết những tình huống đã trải qua. 

phuong-phap-thuc-hanh-trai-nghiem

II. Sự khác biệt giữa phương pháp thực hành trải nghiệm và phương pháp truyền thống

Phương pháp giảng dạy trong giáo dục có thể được phân chia thành nhiều loại khác nhau, trong đó phương pháp thực hành trải nghiệm và phương pháp truyền thống là hai cách tiếp cận điển hình. Dưới đây là một vài so sánh chi tiết giữa hai phương pháp này:

1. Cách tiếp cận giảng dạy 

  • Phương pháp truyền thống

Giảng dạy dựa trên lý thuyết, giáo viên là người truyền đạt kiến thức chính. Học sinh chủ yếu lắng nghe, ghi chép vào vở và học thuộc lòng kiến thức. Bên cạnh đó, giáo viên đóng vai trò trung tâm trong quá trình dạy học.

  • Phương pháp thực hành trải nghiệm

Học tập thông qua các hoạt động thực tế, người học là trung tâm của quá trình học tập. Học sinh được tham gia vào các dự án, hoạt động nhóm, thí nghiệm và các tình huống thực tế để tự mình trải nghiệm và khám phá kiến thức. Giáo viên đóng vai trò là người hướng dẫn, hỗ trợ và tạo điều kiện tốt nhất cho học viên.

phuong-phap-thuc-hanh-trai-nghiem

2. Phương pháp học tập

  • Phương pháp truyền thống

Học tập khá là thụ động, chủ yếu qua việc nghe giảng, đọc sách và làm bài tập. Việc đánh giá học viên dựa trên điểm số của các bài kiểm tra, thi cử và bài tập lý thuyết. Đặc biệt, phương pháp này tập trung vào việc ghi nhớ và tái hiện lại kiến thức.

  • Phương pháp thực hành trải nghiệm

Các học sinh được học tập chủ động, thông qua trải nghiệm và thực hành. Trong đó, đánh giá dựa trên quá trình thực hiện dự án, các bài phản ánh và sự tham gia trong các hoạt động thực tế. Điều này giúp tập trung vào việc áp dụng kiến thức đã học vào đời sống và phát triển kỹ năng mềm.

phuong-phap-thuc-hanh-trai-nghiem

3. Động lực và hứng thú học tập

  • Phương pháp truyền thống

Động lực học tập có thể thấp do phương pháp giảng dạy thụ động và ít tương tác. Các học sinh chủ yếu cố gắng đạt được điểm số cao thay vì đạt được những lợi ích về kiến thức. Học sinh có thể cảm thấy nhàm chán và thiếu hứng thú với việc học tập.

  • Phương pháp thực hành trải nghiệm

Động lực học tập cao hơn do người học được tham gia trực tiếp vào các hoạt động thú vị và có tính tương tác. Học sinh cảm thấy hứng thú và tích cực hơn trong việc học tập do thấy rõ mối liên hệ giữa kiến thức và thực tiễn. Ngoài điểm số, học sinh sẽ cố gắng đạt được mục tiêu kiến thức nhất định.

phuong-phap-thuc-hanh-trai-nghiem

4. Ứng dụng kiến thức

  • Phương pháp truyền thống:
    • Kiến thức thường bị giới hạn trong phạm vi lý thuyết và sách vở.
    • Khó áp dụng vào thực tế ngay lập tức do thiếu trải nghiệm thực tế.
  • Phương pháp thực hành trải nghiệm:
    • Kiến thức được áp dụng trực tiếp vào các tình huống thực tế.
    • Người học có thể thấy ngay tác dụng của kiến thức và hiểu rõ cách áp dụng nó vào công việc và cuộc sống hàng ngày.

Phương pháp thực hành trải nghiệm mang lại nhiều lợi ích vượt trội so với phương pháp truyền thống, đặc biệt là trong việc phát triển kỹ năng thực tiễn và tạo động lực học tập. Tuy nhiên, mỗi phương pháp đều có ưu và nhược điểm riêng và việc kết hợp cả hai phương pháp có thể mang lại hiệu quả giáo dục tốt nhất.

phuong-phap-thuc-hanh-trai-nghiem

III. Phương pháp thực hành trải nghiệm mang lại lợi ích gì cho trẻ?

Nếu các bậc phụ huynh vẫn còn phân vân chưa biết có nên chọn phương pháp thực hành trải nghiệm để giáo dục cho con cái không, hãy cùng tham khảo một vài lợi ích vượt trội được GPA Camps tìm hiểu và đúc kết dưới đây:

1. Trau dồi kỹ năng thực hành

Thực hành trải nghiệm giúp trẻ tiếp xúc trực tiếp với các hoạt động thực tế, từ đó phát triển và hoàn thiện các kỹ năng thực hành cần thiết. Ví dụ, khi trẻ tham gia các hoạt động nấu ăn, trồng cây hay làm thủ công, trẻ sẽ học cách sử dụng công cụ, quản lý thời gian và làm việc theo quy trình.

2. Học hỏi và tiếp thu nhiều kiến thức

Qua các hoạt động trải nghiệm, trẻ không chỉ học lý thuyết mà còn hiểu rõ cách áp dụng kiến thức vào thực tế. Điều này giúp trẻ tiếp thu kiến thức một cách sâu sắc và bền vững hơn. Ví dụ, học về vòng đời của cây trồng qua việc trực tiếp trồng và chăm sóc cây sẽ giúp trẻ nhớ lâu hơn và hiểu rõ hơn về sinh học.

phuong-phap-thuc-hanh-trai-nghiem

3. Rèn luyện các kỹ năng mềm quan trọng

Phương pháp thực hành trải nghiệm còn giúp trẻ phát triển các kỹ năng mềm quan trọng như giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề và tư duy phản biện. Cụ thể, khi tham gia các hoạt động nhóm, trẻ sẽ học cách lắng nghe ý kiến của người khác, thảo luận và đưa ra quyết định chung.

4. Tạo ra trải nghiệm độc đáo và khó quên

Những hoạt động trải nghiệm thường để lại ấn tượng sâu sắc và khó quên trong lòng trẻ. Chúng tạo ra những kỷ niệm đặc biệt mà trẻ sẽ nhớ mãi, đồng thời làm phong phú thêm trải nghiệm sống của trẻ. Điều này nhiều sẽ giúp trẻ sẽ có những cách xử lý những tình huống bất ngờ hàng ngày.

5. Khuyến khích sự sáng tạo và các ý tưởng mới

Thực hành trải nghiệm khuyến khích trẻ suy nghĩ sáng tạo và tìm ra những giải pháp mới cho các vấn đề. Đây là lợi ích “vàng” khi áp dụng các phương pháp thực hành trải nghiệm. Bởi khi được tự do khám phá và thử nghiệm, trẻ sẽ phát triển khả năng tư duy, logic và tự tin đưa ra những ý tưởng độc đáo.

phuong-phap-thuc-hanh-trai-nghiem

6. Giúp trẻ tự tin vào bản thân

Khi trẻ tham gia các hoạt động trải nghiệm và thấy mình có thể hoàn thành tốt, trẻ sẽ tự tin hơn vào khả năng của bản thân. Sự tự tin này không chỉ giúp trẻ trong học tập mà còn trong cuộc sống hàng ngày.

7. Tạo nên những kỉ niệm đáng nhớ, khó quên

Những trải nghiệm thực tế không chỉ giúp con học hỏi mà còn tạo ra những kỷ niệm đáng nhớ. Những kỷ niệm này sẽ theo trẻ suốt đời, giúp con có một tuổi thơ phong phú và hạnh phúc hơn.

Phương pháp thực hành trải nghiệm không chỉ là một cách học tập hiệu quả mà còn là một phương pháp giáo dục toàn diện, giúp trẻ phát triển đầy đủ cả về kiến thức, kỹ năng và nhân cách.

phuong-phap-thuc-hanh-trai-nghiem

IV. Các phương pháp thực hành trải nghiệm hữu ích, thiết thực cho trẻ

Phương pháp thực hành trải nghiệm giúp trẻ phát triển toàn diện thông qua nhiều loại hình hoạt động khác nhau. Dưới đây là một vài phương pháp hữu ích và thiết thực cho trẻ mà các bậc phụ huynh có thể tham khảo: 

1. Hoạt động ngoài trời

Hoạt động ngoài trời là hoạt động thường được sử dụng khi muốn cho trẻ rèn luyện theo các phương pháp thực hành trải nghiệm. Các hoạt động ngoài trời như dã ngoại và cắm trại không chỉ giúp trẻ rèn luyện thể lực mà còn dạy cho trẻ về sự đa dạng của thiên nhiên. Khi làm vườn, trẻ học cách chăm sóc cây cối và hiểu về quá trình sinh trưởng của thực vật. Các trò chơi thể thao ngoài trời như đá bóng hay nhảy dây giúp trẻ phát triển kỹ năng phối hợp và tinh thần đồng đội. Điều này giúp trẻ gần gũi với thiên nhiên, phát triển thể chất và kỹ năng quan sát.

2. Hoạt động thủ công

Khi làm đồ handmade, trẻ rèn luyện khả năng sáng tạo, sự logic và tính kiên nhẫn. Vẽ tranh giúp trẻ biểu đạt cảm xúc và phát triển tư duy hình ảnh. Làm gốm hay thêu thùa giúp trẻ phát triển kỹ năng tay mắt và sự tập trung. Những mô hình từ giấy hoặc đất sét sẽ giúp trẻ hiểu về không gian và cấu trúc.

phuong-phap-thuc-hanh-trai-nghiem 

3. Hoạt động âm nhạc

Hoạt động âm nhạc cũng là một phương pháp thực hành trải nghiệm rất đáng thử cho trẻ. Một vài hoạt động âm nhạc phải kể đến như học chơi nhạc cụ, hát, nhảy múa, tham gia các buổi biểu diễn hoặc cuộc thi âm nhạc. Các hoạt động trên sẽ giúp trẻ phát triển khả năng cảm thụ âm nhạc, kỹ năng biểu diễn và sự tự tin.

4. Hoạt động xã hội

Tham gia các câu lạc bộ giúp trẻ mở rộng mối quan hệ xã hội và học hỏi từ bạn bè. Hoạt động cộng đồng như dọn dẹp công viên hay tham gia các sự kiện địa phương giúp trẻ hiểu và đóng góp cho cộng đồng. Giao lưu với bạn bè và người lớn giúp trẻ học cách giao tiếp và ứng xử xã hội.

5. Hoạt động văn hóa

Hoạt động về văn hóa trang bị cho trẻ những hiểu biết về văn hóa, lịch sử và phát triển lòng tự hào dân tộc. Một vài phương pháp thực hành trải nghiệm cụ thể về hoạt động văn hóa phải kể đến như thăm bảo tàng, di tích lịch sử, tham gia các lễ hội truyền thống, học múa hát dân gian.

phuong-phap-thuc-hanh-trai-nghiem

6. Hoạt động khoa học

Các phương pháp thực hành trải nghiệm như thí nghiệm khoa học, tham quan trung tâm nghiên cứu, vườn bách thảo, các buổi trình diễn khoa học là cơ hội để trẻ em được kích thích tư duy sáng tạo, khám phá và phát triển những kiến thức khoa học, đánh thức niềm đam mê học hỏi mãnh liệt.

7. Hoạt động tình nguyện

Khi giúp đỡ người già và trẻ em mồ côi hay có hoàn cảnh khó khăn, trẻ học được cách đồng cảm và chia sẻ. Hay các hoạt động bảo vệ môi trường thông qua trồng cây, dọn rác giúp trẻ thấu hiểu về tầm quan trọng của việc bảo vệ thiên nhiên và phát triển ý thức trách nhiệm với xã hội, thiên nhiên nơi mình sinh sống.

8. Hoạt động đọc sách và kể chuyện

Các phương pháp thực hành trải nghiệm như tham gia câu lạc bộ đọc sách, các buổi kể chuyện, đọc sách cùng cha mẹ hoặc bạn bè sẽ giúp con phát triển kỹ năng ngôn ngữ, trí tưởng tượng và tình yêu với sách. Cụ thể, tham gia câu lạc bộ đọc sách là cơ hội “vàng” để trẻ được mở rộng vốn từ vựng và kỹ năng đọc hiểu. Các buổi kể chuyện giúp trẻ phát triển khả năng lắng nghe và kể lại. Đọc sách cùng cha mẹ hoặc bạn bè tạo nên những khoảnh khắc gắn kết và khơi dậy niềm yêu thích đọc sách cho con.

phuong-phap-thuc-hanh-trai-nghiem

9. Hoạt động thảo luận nhóm

Tham gia các buổi thảo luận và tranh luận sẽ khiến trẻ học được khả năng lập luận và trình bày ý kiến. Các hoạt động nhóm về các chủ đề học thuật hoặc xã hội giúp con biết học cách làm việc nhóm, lắng nghe ý kiến của người khác và đưa ra giải pháp chung. Phương pháp thực hành trải nghiệm này không chỉ giúp trẻ phát triển kỹ năng, kiến thức mà còn xây dựng những kỷ niệm và trải nghiệm phong phú trong tuổi thơ.  

Trên đây là những chia sẻ về các lợi ích to lớn khi áp dụng phương pháp thực hành trải nghiệm cũng như bí quyết giúp bố mẹ thực hành cho con phương pháp hữu ích này. Ngoài ra, nếu phụ huynh còn bất kỳ vấn đề gì thắc mắc về chủ đề, hãy liên hệ đến GPA Camps để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết!

Another News & Articles You Might Like