Việc dạy kỹ năng mềm cho trẻ mang đến rất nhiều lợi ích đối với sự phát triển tính cách và khả năng của con trong tương lai. Tuy nhiên, mỗi giai đoạn lứa tuổi các em sẽ cần trang bị các kỹ năng khác nhau. Cùng GPA Camps tìm hiểu những kỹ năng mềm cho trẻ ở bậc tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông ngay trong bài viết sau đây.
I. Kỹ năng mềm là gì?
Kỹ năng mềm là những khả năng và phẩm chất của cá nhân ảnh hưởng đến cách thức tương tác, làm việc và giao tiếp trong xã hội. Nó bao gồm các kỹ năng như giải quyết vấn đề, lãnh đạo, tư duy sáng tạo, quản lý thời gian, làm việc nhóm, đàm phán, phản biện, lắng nghe, chia sẻ, tự quản lý,… Kỹ năng này đóng vai trò quan trọng trong việc tạo dựng các mối quan hệ tốt và đạt được thành công trong công việc, học tập.
II. Lợi ích của việc dạy kỹ năng mềm cho trẻ
Ngoài những kiến thức sách vở thì việc rèn luyện kỹ năng mềm cho trẻ em là rất quan trọng. Kỹ năng mềm giúp con nhanh chóng hòa nhập, tạo dựng những mối quan hệ tốt đẹp và khẳng định vị trí của mình trong tập thể, xa hơn là trong cộng đồng, tổ chức và xã hội. Con cũng sẽ biết cách làm việc với người khác, cư xử đúng mực, biết giải quyết vấn đề và xử lý tình huống khéo léo dù trong hoàn cảnh nào. Có thể khẳng định, việc dạy kỹ năng mềm cho trẻ là chìa khóa để các em thành công trong học tập và phát triển sự nghiệp về sau.
III. Các kỹ năng mềm cho trẻ em cần thiết trong từng bậc phát triển
Việc dạy kỹ năng mềm cho trẻ không thể một sớm một chiều mà là cả quá trình bồi dưỡng lâu dài mới đem đến kết quả tốt nhất. Để phát triển kỹ năng này, phụ huynh phải hiểu rõ những kiến thức giáo dục trong từng bậc phát triển của con, từ tiểu học đến trung học phổ thông.
1. Kỹ năng mềm cho trẻ bậc tiểu học
Dù ở mầm non trẻ đã được trang bị một số kỹ năng mềm, nhưng bước vào lớp 1 con vẫn chưa có nhiều trải nghiệm về môi trường học tập cũng như đời sống xã hội. Giai đoạn bậc tiểu học các con cần được trang bị kỹ những kỹ năng mềm để tạo tiền đề vững cho các bậc học sau. Bố mẹ cần rèn luyện những kỹ năng mềm cho trẻ tiểu học sau đây:
1.1. Kỹ năng tìm kiếm và đánh giá thông tin
Kỹ năng tìm kiếm và đánh giá thông tin sẽ giúp con tiếp cận được nhiều tri thức mới và hiểu đúng, hiểu rõ hơn về mọi thứ xung quanh mình. Bạn hãy bắt đầu việc dạy kỹ năng mềm cho trẻ bằng việc hướng dẫn con kỹ năng quan sát, thu thập thông tin từ các nguồn như sách vở, Internet một cách lành mạnh và đáng tin. Sau đó phân tích, suy nghĩ logic để đánh giá thông tin chính xác nhất.
1.2. Kỹ năng giao tiếp, ứng xử
Kỹ năng giao tiếp, ứng xử là một trong những kỹ năng mềm rất quan trọng cần dạy cho trẻ tiểu học để con tự tin hơn và nhận được sự yêu mến từ mọi người. Đây cũng là giai đoạn vàng vì lứa tuổi này đang có sự phát triển vượt trội về mặt ngôn ngữ. Kỹ năng này không có chỗ cho sự than vãn, đổ lỗi, chỉ quan tâm đến cảm xúc và suy nghĩ của mình. Trẻ cần học cách lắng nghe, chia sẻ, tôn trọng người nói, biết nói lời cảm ơn và xin lỗi, rèn kỹ năng nói, viết và cả ngôn ngữ cơ thể để tự tin trong giao tiếp.
1.3. Kỹ năng đặt câu hỏi
Trẻ nhỏ thường hay hỏi và điều này tốt cho con trong việc gia tăng sự hiểu biết, còn là tiền đề để phát triển khả năng tư duy và năng lực ngôn ngữ. Tuy nhiên, cần dạy kỹ năng mềm cho trẻ về cách đặt câu hỏi cho đúng. Bố mẹ hãy lắng nghe con hỏi gì, hướng con chú ý đề cập đúng trọng tâm vấn đề bằng cách dùng những từ để hỏi như khi nào, vì sao, cái gì, ở đâu,… hoặc chủ động đặt câu hỏi về điều mà trẻ quan tâm để hình thành thói quen hỏi ở trẻ.
1.4. Kỹ năng làm việc nhóm
Kỹ năng làm việc nhóm là cách phối hợp chặt chẽ với người khác để đạt được mục tiêu chung. Kỹ năng này càng tốt thì việc học tập của trẻ càng có hiệu quả, nhất là trong nền giáo dục hiện đại, con cũng dễ hòa nhập với tập thể hơn. Cha mẹ và nhà trường cần tạo điều kiện cho các bé tham gia các hoạt động tập thể như ngoại khóa, học nhóm, câu lạc bộ,… để trẻ có cơ hội rèn luyện kỹ năng.
1.5. Kỹ năng quản lý thời gian
Kỹ năng quản lý thời gian cần trang bị cho trẻ tiểu học để các con biết cách trân trọng, sử dụng thời gian hiệu quả, sắp xếp thời gian biểu cuộc sống một cách khoa học, từ đó đạt được mục tiêu của bản thân.
Việc dạy kỹ năng mềm cho trẻ về quản lý thời gian đòi hỏi phải có sự hướng dẫn mỗi ngày của bố mẹ, dạy con cách sắp xếp thời gian chơi và học, đặt đồng hồ báo thức, tự giác làm bài tập trong thời gian nhất định, sử dụng giấy ghi nhớ nhắc nhở về việc cần làm,… Bạn đừng quên đồng hành, nhắc nhở con tuân thủ những mục tiêu đã đặt ra và hoàn thành đúng giờ giấc.
1.6. Kỹ năng tư duy
Trẻ tiểu học bắt đầu phát triển tư duy mạnh mẽ nhất nên thời gian này là cơ hội tốt nhất để dạy bé phát triển kỹ năng tư duy. Rèn luyện bằng cách để con chơi những trò chơi trí tuệ như ghép hình, chơi rubik, chơi cờ, giải ô chữ, câu đố, hoặc các hoạt động nghệ thuật. Các em sẽ có không gian để phân tích, thể hiện ý tưởng, giải pháp của mình,… Điều này cũng rất tốt cho tính tự lập trong suy nghĩ của bé.
1.7. Kỹ năng quản lý cảm xúc
Trẻ cần biết quản lý cảm xúc của bản thân trong môi trường tập thể để tránh được những hành động thiếu suy nghĩ hoặc làm tổn thương người khác. Con cũng sẽ biết quan tâm đến cảm xúc của mọi người, biết yêu thương, cảm thông và chia sẻ nhiều hơn. Kỹ năng mềm cho trẻ này liên quan trực tiếp đến khả năng kiềm chế tức giận và suy nghĩ tích cực. Vì vậy, bố mẹ cần nắm bắt được tâm tư, suy nghĩ và chỉ dạy kỹ năng mềm cho trẻ về thái độ, hành động của bản thân sao cho đúng mực.
1.8. Kỹ năng nói trước đám đông
Kỹ năng nói trước đám đông cho trẻ tiểu học đòi hỏi sự đầu tư và mài giũa từ cả ba mẹ và nhà trường. Bạn nên tạo mọi điều kiện để con thể hiện ý kiến của mình, cởi mở và lắng nghe các vấn đề con đang suy nghĩ, cho trẻ đọc nhiều sách, nghe các bài diễn thuyết để tích lũy kiến thức,… Bằng cách dạy kỹ năng mềm cho trẻ khoa học như vậy, bạn sẽ thấy trẻ tự tin và mạnh dạn hơn rất nhiều khi nói trước đám đông.
1.9. Kỹ năng tự bảo vệ và chăm sóc bản thân
Trẻ từ 5-10 tuổi cần được trang bị kỹ năng tự bảo vệ và chăm sóc bản thân mới có nhận thức và hành vi đúng đắn, biết cách tránh xa những mối nguy hiểm tiềm tàng. Để rèn kỹ năng này, bố mẹ có thể chỉ dạy cho trẻ cách nhận biết và phòng chống xâm hại, phòng chống bắt nạt, cho con tham gia các lớp tự vệ cơ bản, dạy con cách tự chăm sóc bản thân,…
1.10. Kỹ năng tập trung
Kỹ năng này sẽ giúp các bé nghe bài giảng tốt hơn, từ đó tối ưu năng suất học tập và còn cho phép con thể hiện sự tôn trọng khi tương tác với người khác. Trẻ nhỏ vốn hiếu động nên việc dạy kỹ năng mềm cho trẻ em cần nhiều thời gian và đòi hỏi tính kiên nhẫn. Cha mẹ nên thiết kế không gian học tập yên tĩnh cho con, thiết lập mục tiêu và khen thưởng khi hoàn thành, cho con nghỉ giải lao giữa mỗi lần tập trung học tập, quan sát và đồng hành cùng con.
1.11. Kỹ năng quý trọng và giữ gìn đồ đạc
Đây là việc vô cùng quan trọng để hình thành thói quen, nề nếp gọn gàng và biết trân trọng các món đồ mình có ở trẻ. Bố mẹ không nên chiều chuộng con quá mức khi bé đòi hỏi một món đồ nào đó, tránh tình trạng có mới nới cũ, dạy con cách cất giữ và bảo quản đồ đạc, không nên làm mất hoặc không chịu dọn dẹp đồ sau khi chơi.
1.12. Kỹ năng đọc viết
Kỹ năng đọc viết tốt giúp trẻ tiểu học tiếp thu bài vở nhanh hơn và ảnh hưởng rất lớn để khả năng giao tiếp của con khi trưởng thành. Để tạo sự hứng thú cho trẻ, bố mẹ nên để con thoải mái viết về những điều mình muốn như nhật ký hàng ngày, đọc các câu chuyện có độ dài vừa phải, cùng con đọc sách và trao đổi, phân tích nội dung sách. bằng cách đó, kỹ năng đọc viết của các em sẽ được bồi đắp mỗi ngày.
1.13. Kỹ năng giải quyết xung đột
Các bạn học sinh tiểu học chưa giỏi trong việc đánh giá tình huống và kiềm chế cảm xúc nhưng cuộc sống không thể tránh khỏi những xích mích. Bố mẹ cần dạy kỹ năng mềm cho trẻ về giải quyết xung đột để con có được những mối quan hệ tốt. Trước tiên, phụ huynh cần nắm vững được tâm lý của con và nhìn nhận tình huống xung đột một cách khách quan, dạy con cách kiểm soát cảm xúc để kìm hãm sự tức giận, để trẻ đặt bản thân vào vị trí của người khác, học cách cảm thông và tha thứ, nhận lỗi và chấp nhận lời xin lỗi.
1.14. Kỹ năng thích nghi
Khả thích nghi tốt sẽ giúp các bé nhanh chóng làm quen với những thay đổi, những điều mới để bản thân luôn đi lên và hòa nhập tốt hơn. Ba mẹ có thể bắt đầu bằng cách dạy trẻ kỹ năng thích nghi với đám đông, cải thiện ác thói quen xấu của trẻ, có hành vi đúng đắn nơi công cộng, chấp hành quy định chung, khuyến khích con khám phá những điều mình muốn và làm quen với những người bạn mới.
2. Kỹ năng mềm cho trẻ em bậc trung học cơ sở
Bước vào giai đoạn trung học cơ sở, các em đã có những thay đổi về sức khỏe thể chất và tâm sinh lý, nhu cầu nhiều hơn, suy nghĩ nhiều hơn và hay nhìn nhận thế giới phức tạp. Bố mẹ cần ở bên dạy kỹ năng mềm cho trẻ để con bước qua giai đoạn này mà không cảm thấy chới với hay rơi vào khủng hoảng của tuổi dậy thì.
2.1. Kỹ năng tự lập và chăm sóc bản thân
Việc dạy kỹ năng mềm cho trẻ về khả năng tự lập, biết tự mình chăm sóc bản thân sẽ giúp con cứng rắn hơn và biết giải quyết những khó khăn gặp phải trong cuộc sống. Giai đoạn này, cơ thể của trẻ bắt đầu có nhiều thay đổi. Đối với bé gái, bố mẹ hãy trang bị kiến thức cho con về “ngày đèn đỏ”. Đối với bé trai thì cần gần gũi chia sẻ với con về tình trạng tăng cân, mùi cơ thể hoặc mụn trứng cá.
Phụ huynh nên hướng dẫn con cách chăm sóc cơ thể, cách xây dựng lối sống lành mạnh, cách đối mặt với tình cảm tuổi học trò để con mở rộng nhiều kỹ năng sống tự lập, biết chăm sóc thể chất lẫn tinh thần tốt hơn.
2.2. Kỹ năng lắng nghe và học hỏi
Rèn luyện kỹ năng lắng nghe sẽ giúp vun đắp những kỹ năng mềm cho trẻ khác như cách giải quyết vấn đề, hợp tác nhóm tốt và kiểm soát cảm xúc. Các em cũng sẽ thấu hiểu nội dung của người nói tốt hơn, từ đó đưa ra những tương tác tích cực hơn, tiếp thu, học hỏi được nhiều điều. Để dạy cho học sinh trung học cơ sở kỹ năng này, chính ba mẹ phải là người biết lắng nghe và có tính cầu thị trước tiên để noi gương cho con.
2.3. Kỹ năng làm chủ sự tập trung
Cũng như bậc tiểu học, dạy kỹ năng mềm cho trẻ về mặt làm chủ sự tập trung sẽ giúp học sinh trung học cơ sở tối ưu hóa năng suất học tập. Khi học tại nhà, bố mẹ có thể hướng dẫn phương pháp Pomodoro để giúp con tăng cường sự tập trung.
2.4. Kỹ năng thể hiện bản thân
Trẻ bước vào bậc trung học cơ sở có xu hướng nổi loạn, muốn thể hiện cá tính và cái tôi vô cùng lớn. Do đó, phụ huynh cần dạy cho các bạn hiểu rõ hơn về cảm xúc của chính mình, biết cách kiểm soát và làm chủ bản thân để tránh khỏi những suy nghĩ và hành động tiêu cực vì muốn thể hiện bản thân quá mức.
2.5. Kỹ năng từ chối lời đề nghị của người khác
Thế giới của học sinh trung học cơ sở phức tạp hơn nhiều so với tiểu học. Dạy kỹ năng mềm cho trẻ biết cách từ chối sẽ giúp các con vượt qua cám dỗ, tránh được những tình huống khó xử, nguy hiểm và quản lý thời gian tốt hơn. Không có khuôn mẫu nào về sự ứng xử khéo léo khi cần từ chối. Con có thể sử dụng ngôn ngữ, cử chỉ, thái độ để cho người khác biết mình không đồng ý với lời đề nghị của họ.
2.6. Kỹ năng xử lý tình huống
Ba mẹ hãy rèn luyện cho con kỹ năng xử lý tình huống để con luôn có tâm thế tự tin, sẵn sàng đối phó với mọi khó khăn và biết cách giải quyết vấn đề hiệu quả nhất. Kỹ năng mềm cho trẻ cấp trung học cơ sở bao gồm các bước như phân tích, đánh giá, đưa ra các phương án, lên kế hoạch thực hiện và tiến hành kiểm tra kết quả đã đạt được để rút kinh nghiệm.
2.7. Kỹ năng kiên trì và nỗ lực
Sự nỗ lực, kiên trì và không bỏ cuộc giúp các em học sinh vượt qua những khó khăn về mặt tâm lý tuổi dậy thì, và cả chương trình học tại trường nặng hơn so với cấp tiểu học. Tình cách này có thể hình thành qua cách ba mẹ nuôi dưỡng và chỉ dạy kỹ năng mềm cho trẻ, thường xuyên động viên tinh thần và khuyến khích con nhìn nhận mọi vấn đề theo hướng tích cực hơn.
2.8. Kỹ năng tiết kiệm
Cần phải hiểu rằng, tiết kiệm là không chỉ nói về tiền bạc mà bao gồm những thứ thiết yếu khác như điện, nước, đồ dùng, vật dụng tại nơi công cộng,… Các em cần học cách quản lý tiền, sử dụng chúng đúng mục đích. Bố mẹ có thể cho con quản lý tiền bạc sớm bằng tiền tiêu vặt hàng ngày, tiền mua sách vở,… và chỉ nên để con giữ một khoản tiền nhất định, tránh cho quá nhiều.
2.9. Kỹ năng làm việc độc lập, có trách nhiệm
Bên cạnh kỹ năng làm việc đội nhóm, học sinh trung học cơ sở còn cần có khả năng làm việc độc lập. Điều này sẽ giúp các em không gặp khó khăn trong quá trình học tập và biết đưa ra những quyết định cho riêng mình. Tuy nhiên, độc lập không có nghĩa là trẻ phải tự mình gánh hết tất cả công việc. Con cần tự xử lý những nhiệm vụ của bản thân để không làm ảnh hưởng đến người khác.
Bạn hãy dạy kỹ năng mềm cho trẻ biết độc lập và có trách nhiệm bằng để con được quyết định những vấn đề trong khả năng, tự làm những công việc vừa sức và tự do suy nghĩ, tư duy, sáng tạo theo mong muốn của mình.
3. Dạy kỹ năng mềm cho trẻ bậc trung học phổ thông
Bậc trung học phổ thông, trẻ cần trang bị thêm những kỹ năng mềm đủ vững để hỗ trợ đắc lực cho công việc sau này, đồng thời tiếp thêm sự tự tin dễ dàng hòa nhập với môi trường mới. Dưới đây là một số những kỹ năng mềm cho trẻ ở bậc học này:
3.1. Kỹ năng lập kế hoạch và xác định mục tiêu phù hợp
Kỹ năng này được hiểu là trẻ biết cách sắp xếp các thứ tự ưu tiên cho những công việc cần phải làm một cách có hệ thống. Từ đó, việc học của mình được tối ưu để đạt được những mục tiêu ngắn hạn và dài hạn. Thay vì đốc thúc, ba mẹ có thể hướng dẫn con cách lên kế hoạch trong những khoảng thời gian nhất định. Thời gian càng ngắn, kế hoạch càng phải cụ thể và để ra mục tiêu rõ ràng nhất.
3.2. Kỹ năng trách nhiệm với công việc và cuộc sống
Các em cần nhận thức được những tác động đến xã hội, môi trường, cả lợi và hại từ quyết định và hành động của mình. Việc này giúp hình thành thái độ tốt, cách làm việc tốt khi con bước chân vào cuộc sống mới. Bố mẹ hãy tạo môi trường lành mạnh để dạy kỹ năng mềm cho trẻ, trau dồi cho con đạo đức, trí tuệ, sống có mục đích, hướng đến việc làm tốt cho cộng đồng và xã hội thay vì chỉ nghĩ cho bản thân.
3.3. Kỹ năng công nghệ
Bước vào thời đại kỹ thuật số, học sinh phổ thông phải thuần thục kỹ năng công nghệ để hội nhập và không bị tụt hậu. Các em cần học cách sử dụng, làm chủ những thiết bị điện tử để phục vụ cho học tập và công việc. Bố mẹ có thể để trẻ thụ hưởng những kiến thức từ phía nhà trường hoặc đăng ký cho con tham gia các khóa học kỹ năng mềm cho trẻ em về công nghệ.
3.4. Kỹ năng ngoại ngữ
Ngoại ngữ không đơn giản chỉ là môn học mà thực chất là một kỹ năng sinh tồn trong xã hội hiện đại. Ngoại ngữ phục vụ trẻ trong học tập, làm việc và mở ra nhiều cơ hội phát triển bản thân trong tương lai. Bố mẹ nên dạy kỹ năng mềm cho trẻ về khả năng giao tiếp cơ bản bằng ít nhất một ngoại ngữ như tiếng Anh, Nhật, Trung,… Ngoài kiến thức ở trường, con có thể tìm đến các trại hè Tiếng Anh, trung tâm đào tạo để nâng cao kỹ năng ngoại ngữ của mình.
3.5. Kỹ năng giúp đỡ và chia sẻ với mọi người
Một đứa trẻ hay giúp đỡ và chia sẻ với mọi người sẽ giàu lòng trắc ẩn, sự vị tha và biết tôn trọng người khác. Khi có những phẩm chất này con sẽ sống tốt hơn, hướng thiện hơn và được nhiều người yêu mến. Chúng ta cần tạo một môi trường sống và giáo dục nhân văn để vun đắp kỹ năng mềm cho trẻ biết đồng cảm. Một trong những cách hiệu quả nhất là để trẻ tham gia hoạt động thiện nguyện, giúp con hoàn thiện về cảm xúc và biết chia sẻ hơn.
3.6. Kỹ năng tư duy sáng tạo và phản biện
Tư duy sáng tạo và phản biện là kỹ năng mềm cho trẻ em không thể thiếu để giúp các em chạm đến thành công khi trưởng thành. Mặc dù đây là năng lực tiềm ẩn nhưng bố mẹ cũng có thể nuôi dưỡng cho con kỹ năng này hàng ngày.
Bạn hãy chỉ cho con có cách nhìn đa chiều, khách quan trước mọi vấn đề và phản biện bằng lý lẽ logic, hợp lý, hợp tình. Bố mẹ có thể đặt câu hỏi ngược lại vấn đề, cho con tham gia hoạt động trải nghiệm, trò chơi có tính tư duy để trẻ khám phá và tối ưu hóa khả năng suy nghĩ. Trong mọi hoạt động, hãy để con tự tìm hướng giải quyết, chúng ta chỉ nên là người hướng dẫn và hỗ trợ khi trẻ cần mà thôi.
3.7. Kỹ năng tự học
Tự học rất cần thiết để giúp trẻ độc lập trong suy nghĩ và chủ động trau dồi kiến thức, kỹ năng bản thân, nhất là đối với học sinh trung học phổ thông. Để dạy kỹ năng mềm cho trẻ ở mặt này, bố mẹ cần hướng dẫn con cách lập kế hoạch, xác định mục tiêu, cách tìm kiếm và chọn lọc kiến thức khoa học, tạo cho mình ý thức chủ động, tự giác và tuân thủ các kế hoạch đã đặt ra.
3.8. Kỹ năng lãnh đạo
Kỹ năng lãnh đạo giúp các em có khả năng quản lý, thuyết phục, dẫn dắt thành viên trong đội nhóm để hoàn thành mục tiêu chung. Để dạy kỹ năng mềm này cho trẻ, bố mẹ hãy cho con tham gia các hoạt động đội nhóm, khuyến khích con đương đầu với thử thách. Các em là người tự đưa ra quyết định trong mọi vấn đề và phụ huynh chỉ cần cổ vũ sự tự tin nơi con, là tấm gương để con học hỏi, noi theo.
3.9. Kỹ năng chịu áp lực
Dạy kỹ năng mềm cho trẻ này thực sự quan trọng với học sinh bậc trung học phổ thông bởi những người trưởng thành sẽ phải đối mặt với nhiều áp lực, từ việc học tập, công việc đến mối quan hệ xã hội. Chỉ khi con có thể chấp nhận, sẵn sàng đối mặt và giải quyết chúng thì mới mở ra cánh cửa thành công, còn nếu không thì rất dễ rơi vào trạng thái tâm lý tiêu cực.
Cách giúp trẻ tốt nhất là để con nhận thức được rằng áp lực không xấu, nó chỉ đang thử thách mình để phát triển hơn, bản lĩnh hơn mà thôi. Bố mẹ hãy ở bên đồng hành cùng con, đừng ép buộc con làm những gì mình không muốn hay so sánh con với bất kỳ ai.
3.10. Kỹ năng thuyết trình
Nếu thuần thục kỹ năng thuyết trình khi còn học cấp 3, các em có thể tự tin tham gia hoạt động ở những bậc học cao hơn. Trẻ cũng mạnh dạn nói lên quan điểm của mình, không ngại phản biện với người khác để học hỏi và tăng khả năng tư duy bản thân. Ba mẹ có thể tạo động lực bằng cách cho phép con nói lên quan điểm của mình, có cơ hội nói chuyện trước đám đông nhiều hơn, biết lắng nghe, ghi chép và phản biện một cách tích cực.
IV. Các cách dạy kỹ năng mềm cho trẻ
Để dạy kỹ năng mềm cho trẻ, chúng ta cần có phương pháp phù hợp và tạo điều kiện tốt nhất cho con phát triển các kỹ năng. Dưới đây là một số cách hiệu quả có thể áp dụng trong nhiều trường hợp:
1. Để trẻ tham gia các trò chơi
Thực hành là cách nhanh nhất để làm quen, nhuần nhuyễn về một thứ gì đó và dần hình thành kỹ năng. Do đó, dạy kỹ năng mềm cho trẻ đừng quá quan trọng hóa lý thuyết. Con cần thực hành thật nhiều và tự rút ra bài học cho bản thân. Bạn có thể cho trẻ tham gia vào các trò chơi để học hỏi và phát triển kỹ năng mềm như đóng vai, kể chuyện, giải đố,…
2. Đăng ký cho trẻ tham gia các hoạt động trải nghiệm
Tham gia hoạt động trải nghiệm giúp trẻ có cơ hội đứng trước đám đông, giao tiếp, thể hiện bản thân và thực hành xử lý các tình huống phát sinh, từ đó giúp phát triển các kỹ năng mềm cho trẻ em hiệu quả hơn. Các con có thể tham gia hoạt động ngoại khóa như chơi thể thao, cắm trại, vẽ tranh, sự kiện,… hoạt động xã hội như tình nguyện, chiến dịch bảo vệ môi trường,… hoặc các khóa học, chương trình đào tạo kỹ năng mềm để nâng cao kiến thức và kỹ năng của mình.
3. Tạo môi trường trong gia đình tích cực để dạy kỹ năng mềm cho trẻ
Trong gia đình, bố mẹ là người ảnh hưởng lớn nhất đến sự hình thành, phát triển kỹ năng mềm cho trẻ. Một môi trường gia đình tích cực, mọi người biết chia sẻ, khuyến khích, động viên con là vô cùng tuyệt vời để các em tự tin học hỏi và thể hiện bản thân. Bố mẹ cũng cần làm gương trong hành động và lời nói để con noi theo, truyền cảm hứng để con học tập.
V. Một số khóa học dạy kỹ năng mềm cho trẻ uy tín tại Việt Nam
Các khóa học dạy kỹ năng mềm cho trẻ là môi trường lý tưởng để trẻ nâng cao kiến thức và kỹ năng. Dưới đây là một số cơ sở tổ chức các khóa học kỹ năng mềm cho trẻ em uy tín, phụ huynh nên tham khảo cho con theo học giúp trẻ dần hoàn thiện bản thân.
1. Tổ chức GPA Camps
Tại GPA Camps, trại hè kỹ năng 100% Tiếng Anh chất lượng hàng đầu tại Việt Nam, các em học sinh trên mọi miền Tổ quốc sẽ được rèn luyện những kỹ năng cần thiết, trang bị đầy đủ năng lực và phẩm chất để bứt phá bản thân. Bộ kỹ năng mềm quan trọng như giao tiếp, thuyết trình, tư duy, làm việc nhóm,… được mài giũa thông qua các hoạt động đa dạng, giúp học sinh các cấp học phát triển toàn diện cả về tư duy, kỹ năng và thái độ. Dạy kỹ năng mềm cho trẻ sẽ giúp trẻ trở nên tự tin, bản lĩnh để chinh phục ước mơ của mình.
2. Trung tâm đào tạo kỹ năng mềm cho trẻ em VietSkills
Vietskills là trung tâm đào tạo kỹ năng mềm cho trẻ em đã có thâm niên nhiều năm trong nghề. Các bé sẽ được hướng dẫn bởi đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm và am hiểu lĩnh vực chuyên môn. Các chương trình dạy kỹ năng mềm của Vietskill trang bị cho trẻ những kỹ năng sống quan trọng để phát triển toàn diện nhất như: Kỹ năng thuyết trình, phát âm chuẩn, kỹ năng giao tiếp, đào tạo MC nhí, lớp năng khiếu nghệ thuật,….
3. Học viện giao tiếp MasterKids
Học viện Giao tiếp MasterKids mang đến cho trẻ phương pháp giáo dục của các nước tiên tiến trên thế giới. Chương trình học ở đây thiết kế đặc biệt dành cho trẻ từ 5 – 16 tuổi và phù hợp với trẻ em Việt Nam. Các khóa học kỹ năng mềm cho trẻ em bố mẹ có thể cho con tham gia theo từng độ tuổi như giao tiếp “Bé tự tin”, giao tiếp “Tôi tự tin” và khóa học “Tự tin trưởng thành” để giúp bé tự tin giao tiếp, ứng xử khéo léo hơn, hỗ trợ các em đạt kết quả cao trong học tập và cả tương lai khi trưởng thành.
Dạy kỹ năng mềm cho trẻ là vấn đề quan trọng đòi hỏi cha mẹ cần quan tâm đúng mức. GPA Camps hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp các bậc phụ huynh cũng như nhà trường định hướng được lộ trình bồi dưỡng kỹ năng mềm để con hoàn thiện bản thân.