Người thành công thường có năng lực mạnh mẽ đến từ những thói quen khiến họ trở nên khác biệt so với cá nhân khác. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ phác họa chi tiết 7 thói quen của người thành công và cách bạn có thể rèn luyện, áp dụng chúng vào sự nghiệp để phát huy hết tiềm năng của mình.
I. 7 thói quen của người thành công là gì?
7 thói quen của người thành công được đưa ra dựa vào cuốn sách quản trị nổi tiếng có tên “The Seven Habits of Highly Effective People” của tác giả Stephen R. Covey. Trong đó đề cập đến một mô thức hoàn chỉnh mà mỗi người có thể luyện tập, rèn giũa bản thân và áp dụng để gặt hái thành công. Những mô thức đó một khi trở thành thói quen thì chúng ta có thể thực hành một cách tự nhiên như trong vô thức. Lúc đó, nó khơi dậy những năng lực tiềm ẩn trong mỗi cá nhân, chỉ ra con đường thực tế và vững bền để chạm đến thành công.
Nó cũng chỉ ra rằng để đạt được hiệu quả thực sự và bền vững, bản thân mỗi người phải tự thay đổi chính mình từ trong tư duy và nhận thức một cách bài bản, chứ không phải chỉ ở thái độ, hành vi bên ngoài. Có thể ví 7 thói quen của những người thành công thiết lập một nền văn hóa mới mà bất kỳ người nào chịu cài đặt và thực sự sống với nó, họ đều sẽ nhận được trái ngọt.
II. Mách bạn 7 thói quen của người thành công
Chinh phục thành công luôn là mục tiêu hướng đến của rất nhiều người. Muốn vậy, chúng ta phải tập cho mình những thói quen tốt mang đến sức mạnh nội tại to lớn cho bản thân. 7 thói quen của người thành công sau đây sẽ giúp bạn trở nên độc lập và làm chủ sự thành công của mình.
1. Thói quen 1: Sống chủ động
Khái niệm
Chủ động không đơn giản chỉ là bước đi đầu tiên. Đó là sự lựa chọn dựa trên những giá trị, nguyên tắc hơn là cảm xúc và hoàn cảnh nhất thời. Sống chủ động là một trong 7 thói quen của người thành công, đại diện cho sự tự giác thay đổi, không ở vào thế thụ động, lựa chọn không trở thành nạn nhân và không đổ lỗi cho người khác.
Điều này cũng bao gồm thái độ sống có trách nhiệm với cuộc sống và hành động của mình, sẵn sàng nhận trách nhiệm về hành vi trong quá khứ, hiện tại và cả tương lai. Bản thân không tập trung vào những điều mình khó có thể kiểm soát, chọn cách phản ứng với một một tình huống cụ thể mới là việc nên làm.
Nội dung
Sống chủ động trong thành công có thể bao gồm những nội dung sau đây:
- Chủ động khám phá bản thân để hiểu rõ hơn về giá trị, sở thích và mục tiêu của mình.
- Chủ động thay đổi bản thân để hành xử phù hợp hơn với hoàn cảnh xảy ra.
- Nỗ lực thích nghi với xu thế, biến động xã hội.
- Kiến tạo nên những điều tốt đẹp mà bản thân mong muốn nhìn thấy ở những nơi mình hiện diện và có thể ảnh hưởng được.
Cách rèn luyện
Chúng ta không thay đổi được hoàn cảnh nhưng có quyền lựa chọn thái độ, phản ứng với hoàn cảnh ấy. Để rèn luyện tính chủ động, bạn nên tạo ra tính cam kết cho bản thân và cố gắng tuân thủ những điều đó một cách chặt chẽ.
Những thứ bạn cần chủ động trước khi đưa ra quyết định:
- Chuẩn bị cho mọi thứ; theo quy luật 80:20 – dù chỉ có 20% thời gian và sức lực, hãy dồn nó cho 80% việc thực sự quan trọng.
- Đừng sợ sai hay ngại thất bại.
- Biến nhiệm vụ “bị động phải làm” thành “nhiệm vụ chủ động muốn làm”.
- Không nên lo lắng về điều chưa xảy ra.
- Đừng ngại thay đổi, hãy thoát khỏi vùng an toàn để thay đổi cuộc sống hiện tại.
Những thứ bạn chủ động sau khi đưa ra quyết định:
- Tập trung vào mục tiêu của mình; tìm ra giải pháp và thực hiện các hành động cần thiết để đạt được mục tiêu.
- Tránh tâm lý đổ lỗi toàn bộ trách nhiệm cho các yếu tố bên ngoài, chằng hạn như do ngoại cảnh (Chẳng phải lỗi của tôi), do di truyên (Tôi nổi nóng vì sinh ra đã thế); do tâm lý (Tôi từng bị bạo hành, nên tôi nổi nóng để bảo vệ mình), do môi trường (Người ta làm thế nên tôi cũng vậy),…
- Kiên nhẫn, vững dạ trước những thử thách, khó khăn để đạt được mục tiêu, hãy nói những điều như “Tôi đã quyết định sẽ…” hay “Hãy cùng thử xem và tìm cách giải quyết vấn đề này.”.
Bằng việc áp dụng nguyên tắc luôn chủ động như trên, bạn sẽ rèn luyện được cho mình sự chủ động trong bất kỳ một nhiệm vụ nào để đạt được mục tiêu quan trọng nhất.
2. Thói quen 2: Bắt đầu bằng mục tiêu
Khái niệm
Bắt đầu bằng mục tiêu trong 7 thói quen của người thành công nghĩa là xác định mục tiêu và mục đích cụ thể của nhiệm vụ cần thực hiện, có tầm nhìn rõ ràng về những gì muốn đạt được và tạo ra kế hoạch khả thi để đạt được mục tiêu đó. Thói quen này được củng cố bởi tính chủ động để làm mọi thứ xảy ra. Đây được coi là kim chỉ nam cho mỗi cá nhân đưa ra quyết định và ưu tiên trong các hành động của mình.
Nội dung
Bắt đầu bằng mục tiêu được tạo ra từ sự sáng tạo về mặt trí tuệ (tinh thần) và sự sáng tạo về mặt thực tiễn (vật chất). Về mặt trí tuệ, xác định mục tiêu dựa trên việc cá nhân mường tượng ra kết quả mình muốn đạt được có những giá trị gì và mục tiêu gì. Sau đó, dựa trên những giá trị, mục tiêu đó để có hành động thực tiễn và tạo nên những thành quả mong muốn. Đây cũng là cách để mỗi người tự quyết định con đường chinh phục thành công của bản thân.
Cách rèn luyện
Cách hiệu quả nhất để xác định mục tiêu cuối cùng là tạo ra cho bản thân một tuyên ngôn sứ mệnh. Sứ mệnh này cần tập trung vào việc hình dung ra kết quả mong muốn và cần làm gì để thực hiện nó. Hình dung ra kết quả của mỗi hành động càng rõ ràng bao nhiêu thì kết quả thực hiện càng thuận lợi bấy nhiêu. Bởi vậy, người thực hiện hãy luôn nhớ hai điều đặc biệt quan trọng sau:
- Phải luôn nhận thức rõ những mục tiêu dài hạn cũng như những giá trị và tiêu chuẩn, bám sát vào những điều đó trong mọi hành động; Biết chính xác mình đang hướng tới điều gì để chủ động trong ván cờ của chính mình.
- Xây dựng một kịch bản chi tiết trong tâm thức về điều sắp làm, hình dung ra xem mình sẽ làm những gì để có thể đạt được mục đích cuối cùng..
Rèn luyện bằng phương pháp hình dung này rất hiệu quả trong mọi tình huống cuộc sống để đạt được thành công. Thay vì chỉ cắm đầu cắm cổ làm mà không suy nghĩ, sẽ hiệu quả hơn rất nhiều nếu chúng ta đầu tư thời gian cho việc tiên liệu trước những hành động và hình dung ra kết quả mong muốn.
3. Thói quen 3: Ưu tiên điều quan trọng
Khái niệm
Ưu tiên cho điều quan trọng được hiểu là dành năng lực và thời gian cho mục đích, tầm nhìn, giá trị và những điều quan trọng nhất, học cách từ chối, sắp xếp những việc không quan trọng sang một bên để giải quyết sau.
Nội dung
Thói quen 1 khuyến khích ta nhận ra việc cần chịu trách nhiệm với cuộc sống của mình, thói quen 2 dựa trên việc hình dung và xác định những giá trị quan trọng, thì thói quen thứ 3 trong 7 thói quen của người thành công đề cập đến việc áp dụng hai thói quen trước đó. Ưu tiên điều quan trọng tập trung vào rèn luyện khả năng tự quản lý hiệu quả thông qua ý chí độc lập.
Vậy điều gì là quan trọng? Đó là những điều đưa ta tiến đến gần hơn những mục tiêu cuối cùng và phải nhất quán với tuyên ngôn sứ mệnh của mình, tức là thể hiện những nguyên tắc và giá trị của bản thân. Nó sẽ không bao gồm những vấn đề vụn vặt cấp bách hàng ngày ta phải đối mặt. Ngược lại, điều quan trọng là những kế hoạch, nhiệm vụ có vẻ không cấp bách, nhưng lại tạo nên viễn cảnh lớn lao hơn và đem lại những ảnh hưởng đáng kể về lâu dài.
Cách rèn luyện
Để rèn luyện thói quen này, mỗi người cần phân chia công việc thực hiện theo mức độ cao – thấp dựa trên độ khẩn cấp và độ quan trọng. Cao nhất là “việc khẩn cấp và quan trọng”, thứ hai là “việc tuy không khẩn cấp nhưng quan trọng”, thứ ba là “việc khẩn cấp nhưng không quan trọng” và cuối cùng là “việc vừa không khẩn cấp và cũng không quan trọng”
Trong đó, ở cấp độ thứ 2- Việc tuy không khẩn cấp nhưng quan trọng chính là tâm điểm của việc quản lý bản thân hiệu quả. Nó có thể là những việc như xây dựng bản tuyên ngôn cá nhân, tạo dựng mối quan hệ, lập kế hoạch dài hạn,… Chúng ta đều biết chúng rất quan trọng nhưng ít thực hiện vì cho rằng không cấp bách.
Chúng ta cần ưu tiên tập trung những việc quan trọng mới giữ được thế chủ động để kiểm soát mọi vấn đề phải đối mặt trong quá trình chinh phục thành công. Những việc thứ yếu không đóng góp gì cho việc đạt mục tiêu lâu dài thì không nên làm trước. Những việc quan trọng không bị xếp lại phía sau dù có khó khăn hay không.
4. Thói quen 4: Tư duy đôi bên cùng có lợi
Khái niệm
Tư duy đôi bên cùng có lợi (Win – Win) nghĩa là mình thắng, đối phương cũng thắng. Thói quen này có thể hiểu là việc tìm kiếm lợi ích chung giữa các bên liên quan trong mọi tương tác dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau. Điều này giống như việc thay đổi tư duy từ chỗ “Tôi muốn chắc chắn mình sẽ có phần bánh của mình” thành “Sẽ có đủ bánh cho tất cả mọi người”.
Nội dung
Trong 7 thói quen của người thành công, thói quen tư duy đôi bên cùng có lợi theo hướng luôn tin rằng những cơ hội, của cải và nguồn lực luôn có cho tất cả mọi người, không phải cạnh tranh thắng thua một mất một còn. Trong công việc, các bên suy nghĩ tương hổ – theo nghĩa “chúng ta” chứ không phải là “tôi”. Tư duy này thúc đẩy giải quyết mâu thuẫn và tìm kiếm giải pháp đem lại lợi ích chung, chia sẻ quyền lực và phần thưởng.
Cách rèn luyện
Mỗi cá nhân cần bồi dưỡng những tính cách quan trọng cần thiết để hình thành tư duy đôi bên cùng có lợi, bao gồm:
- Chính trực về những giá trị, cam kết và cảm xúc của bản thân
- Chín chắn trong bày tỏ những ý tưởng, cảm xúc với sự can đảm và cùng với đó là cân nhắc tới ý tưởng, cảm xúc của đối phương
- Tinh thần rộng lượng trước đối tác, không cần phải tranh giành hay làm mọi cách để đạt được mục đích.
Việc bạn phải làm là giao tiếp và thương lượng đến khi tìm ra một giải pháp chung cùng có lợi. Đừng nên độc đoán, bất chấp mọi thủ đoạn và lợi dụng người khác để chiến thắng. Điều này thực sự không dễ dàng nhưng kết quả đem lại sẽ là một mối quan hệ tích cực, lâu bền dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau và mang lại lợi ích chung cho tất cả mọi người.
5. Thói quen 5: Thấu hiểu rồi sẽ được hiểu
Khái niệm
Thấu hiểu rồi sẽ được hiểu nghĩa là lắng nghe với ý muốn đồng cảm với người khác, chứ không phải để đối đáp. Đây là cách chúng ta bắt đầu một cuộc giao tiếp thật sự để gây dựng mối quan hệ mới. Hiểu đơn giản đó là “Thấu hiểu người khác trước khi mong người khác thấu hiểu mình”.
Nội dung
Thói quen thứ 5 trong 7 thói quen của người thành công này đòi hỏi mỗi người phải suy nghĩ, đồng cảm với người khác trước khi đưa ra bất kỳ ý kiến hay phán xét nào. Khi đã hiểu rõ về nhau, các bên sẽ cùng hợp lực để tìm ra giải pháp tốt cho vấn đề và sự khác biệt giữa mỗi cá nhân không còn là rào cản giao tiếp. Hai phía trở thành bàn đạp cho nhau để cùng nhau phát triển.
Cách rèn luyện
Muốn thấu hiểu người khác chúng ta phải tử tế. Trước hết bạn cần lắng nghe đúng cách dựa trên những nguyên tắc sau đây:
- Đưa ra đánh giá, phân tích rồi mới quyết định đồng ý hoặc không đồng ý.
- Thăm dò bằng cách đặt câu hỏi từ góc nhìn cá nhân mình.
- Trở thành người cố vấn bằng những lời khuyên, giải pháp theo quan điểm chủ quan.
- Phân tích động cơ, hành vi của người khác dựa theo suy nghĩ của mình.
Nếu bạn làm tốt những điều trên, bạn đã biết lắng nghe một cách đồng cảm. Ban đầu, chúng ta sẽ mất nhiều thời gian và công sức, nhưng rồi bạn sẽ nhận lại được những phần thưởng quý báu. Người khác tôn trọng bạn như một quân sư biết chia sẻ và thấu hiểu. Họ mở lòng với bạn hơn, thông qua sự giao tiếp sau đó họ cũng sẽ dần thấu hiểu bạn hơn.
6. Thói quen 6: Cùng hợp tác, đóng góp
Khái niệm
Mỗi người trong chúng ta đều có những quan điểm, thế mạnh riêng. Cùng hợp tác, đóng góp nghĩa là tôn trọng sự khác biệt của nhau, chia sẻ những nguồn lực và bù đắp những điểm yếu cá nhân, từ đó tạo đòn bẩy để đạt được mục tiêu và kết quả tốt hơn so với với việc làm một mình.
Nội dung
Thói quen cùng hợp tác, đóng góp nhấn mạnh tầm quan trọng và sức ảnh hưởng của việc hợp tác, làm việc nhóm, khuyến khích các bên đồng hành cùng nhau để tạo ra nhiều giá trị hơn.
Điểm mấu chốt ở đây là tôn trọng giá trị khác biệt của mỗi người, biết kết hợp các điểm mạnh để đưa ra những giải pháp sáng tạo và đạt mục tiêu to lớn hơn. Làm tốt điều này, mỗi cá nhân trong nhóm sẽ cảm thấy bản thân mình có sự thay đổi từ bên trong, thêm năng lượng và động lực mới. Cùng với đó là khả năng nhìn mọi thứ theo cách khác, các mối quan hệ được cải thiện và kết quả công việc tốt hơn từ những ý tưởng, cách làm mới mà mọi người cùng đưa ra.
Cách rèn luyện
Để tạo được sự hợp tác, cùng đóng góp và tin tưởng lẫn nhau, mỗi cá nhân phải thực sự chín chắn, đối xử với cộng sự thật tôn trọng và đầu tư tạo dựng các mối quan hệ trong công việc của mình. Thực ra kết quả của sự kết hợp gần như không thể đoán trước nhưng bạn đừng chùn bước. Điều cần làm là cùng nhau tập trung cho công việc và tin rằng sẽ đạt được thành quả cao hơn nhiều so với một cá nhân tự lực.
Bạn cũng nên nuôi dưỡng những mối quan hệ có ý nghĩa với những cá nhân có cùng chí hướng để mở ra những cơ hội mới, góp phần rèn luyện cho mình 7 thói quen của người thành công.
7. Thói quen 7: Rèn giũa bản thân
Khái niệm
Rèn giũa bản thân có thể hiểu là việc dành thời gian cho việc liên tục đổi mới để thành công. Thói quen này giúp tránh được tình trạng trì trệ, tầm nhìn được nâng cao, đổi mới và cải thiện liên tục để bắt đầu bước vào một lộ trình phát triển khác.
Nội dung
Thói quen này rất quan trọng khi nói tới 7 thói quen của người thành công. Nó đòi hỏi chúng ta phải nâng cấp bản thân qua việc làm mới các khía cạnh thể chất, mối quan hệ xã hội, niềm tin và tinh thần, thuộc về thành tích cá nhân hằng ngày. Việc rèn giũa bản thân sẽ giúp bạn trở nên nhạy bén, dễ dàng thích nghi và ứng phó với những tình huống có thể xảy ra.
Cách rèn luyện
Chúng ta cần rèn giũa bản thân hằng ngày để cải thiện về cả thể chất và tinh thần. Cùng với đó thì việc đổi mới những mối quan hệ xã hội, tình cảm cũng rất quan trọng. Cụ thể:
- Rèn giũa thể chất: Tập thể dục, bổ sung dưỡng chất cần thiết, chế độ sinh hoạt lành mạnh.
- Rèn giũa tinh thần: Mở rộng tầm nhìn, kiến thức.
- Bồi dưỡng niềm tin: Nghiên cứu, làm rõ các giá trị bản thân để đến gần hơn sức mạnh bên trong mình.
- Đổi mới mối quan hệ xã hội: Học cách đồng cảm, quan tâm người khác.
III. Có phải chỉ cần rèn luyện 7 thói quen trên sẽ thành công?
Bạn cho rằng chỉ cần rèn luyện 7 thói quen của người thành công thì nghiễm nhiên đạt được điều mình mong muốn? Chắc chắn là không! Những nguyên tắc này hữu ích cho nhiều người nhưng không bảo đảm rằng việc áp dụng sẽ luôn dẫn đến thành công.
Sự thành công đòi hỏi chúng ta phải trải qua cả một quá trình phức tạp, và thực tế không phải bất kỳ ai cũng đều đạt được thành công chỉ bằng cách vận dụng 7 thói quen trên. Chúng chỉ hỗ trợ chúng ta trên con đường sự nghiệp những con đường đó không phải ai cũng như ai, còn nhiều yếu tố và chướng ngại vật khác thử thách bạn. Ngoài ra, thành công còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như sự may mắn, mối quan hệ xã hội, kỹ năng và nhiều yếu tố khác.
Bằng cách rèn luyện 7 thói quen của người thành công, bạn có thể nuôi dưỡng tư duy và thúc đẩy bản thân đạt được mục tiêu to lớn. GPA Camps hy vọng bạn đã có nhiều thông tin và góc nhìn thú vị để hỗ trợ cho con đường chinh phục đỉnh cao trong tương lai! Ngoài ra, nếu còn bất kỳ vấn đề nào thắc mắc, hãy liên hệ đến GPA Camps để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng!